Nguyễn Thị Hòa(28 tuổi, quê Phú Thọ) là cô gái có lối sống thoáng, cởi mở với tất cả các mối quan hệ. Cô có con gần 2 tuổi nhưng chưa đăng ký kết hôn, chưa một lần tổ chức đám cưới.
Lần này cô muốn giám định ADN để tìm bố ruột cho con trai mình, cũng là để đứa trẻ có bố trong tờ giấy khai sinh, thuận lợi cho việc học tập sau này.
Trong vòng chưa đầy một tháng, Hoà dẫn 3 người đàn ông đến trung tâm để lấy mẫu xét nghiệm ADN xác định huyết thống cha - con với con trai thông qua mẫu tóc có gốc.
Xét nghiệm ADN là phân tích các mẫu ADN của các cá nhân để tìm ra dữ liệu di truyền của mỗi người. (Ảnh minh hoạ)
Theo quy định, đơn vị phân tích di truyền phải giữ bí mật cho khách hàng nên những người đàn ông lần lượt đến ai cũng được coi như người đầu tiên. Kết quả xét nghiệm của 3 người đàn ông đều không cùng huyết thống với đứa trẻ.
Hoà tỏ vẻ nghi ngờ về quá trình giám định của đơn vị phân tích di truyền. Cô nói đây đều là những người từng gần gũi trước khi có bầu.
Hoà ra về trong sự thất vọng và không quên nhờ công ty lưu lại mẫu gốc tóc của con trai, nếu có thể cô lại tiếp tục đến xét nghiệm để tìm cha cho con.
Về nhà, Hoà ôm con vào lòng, ngắm nhìn đứa trẻ và suy nghĩ mông lung. Hôm đó, đang lướt mạng xã hội, cô bật dậy giữa đêm khi thấy ảnh của Dũng - người tình cũ.
Dũng và Hoà từng có quan hệ tình cảm trước khi anh ra nước ngoài làm việc. Trong suy nghĩ của Hoà, Dũng chưa khi nào được cho vào diện “nghi vấn” là cha đứa trẻ vì cuộc tình này rất chóng vánh.
Đúng dịp đó, Dũng về nước đón Tết cùng gia đình. Cả hai gặp lại nhau trò chuyện như những người bạn. Hoà cho Dũng xem ảnh của con trai, nói ý nguyện muốn xét nghiệm ADN giữa anh và đứa trẻ. Anh lập tức đồng ý.
Hoà dẫn Dũng đến trung tâm lấy mẫu, mọi người đều bất ngờ vì đây là người thứ 4 cô dẫn đến. Mẫu tóc của Dũng được các chuyên gia phân tích.
Kết quả có một gene bị sai, như vậy khả năng đứa trẻ không cùng huyết thống với Dũng, nhưng cũng có khả năng khác xảy ra là do đột biến gene.
Chuyên gia nhận định, 3 người đưa đến trước đó kết quả kiểu gene khác hoàn toàn nên dễ dàng đưa ra kết luận, còn trường hợp này buộc cán bộ giám định phải xét nghiệm thêm mới có thể khẳng định.
Đại tá Hà Quốc Khanh, nguyên Phó Viện trưởng Viện khoa học hình sự, Bộ Công an, cố vấn khoa học tại đơn vị phân tích di truyền – người trực tiếp giám định ADN cho anh Dũng - nói ban đầu đơn vị sử dụng bộ kit 16 locus gene (vị trí gene trên phân tử ADN) để phân tích.
Lần chạy lại này trung tâm mở rộng thêm nhiều bộ kit nữa với trên 30 locus gene để phân tích kỹ hơn. Sau 3 ngày, cả hai quay trở lại gặp chuyên gia, kết quả xét nghiệm cho thấy Dũng chính là cha ruột của đứa trẻ.
Nếu sai khác một vị trí gene mà nhận định không phải huyết thống là hơi vội vàng, bởi hiện tượng đột biến trong hệ gene người không phải hiếm. Khi xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào bộ kit sử dụng có số lượng bao nhiêu locus gene.
Xét nghiệm ADN là phân tích các mẫu ADN của các cá nhân để tìm ra dữ liệu di truyền của mỗi người. Từ đó, so sánh, xác định xem các cá nhân còn đang trong diện nghi ngờ liệu có mối quan hệ huyết thống thật sự với nhau không.
Xét nghiệm ADN không chỉ có ý nghĩa về mặt cá nhân trong việc nhận người thân, huyết thống. Công việc này giúp thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một cá nhân hay tổ chức, như xét nghiệm ADN để làm nhập tịch, visa, xét nghiệm ADN để làm giấy khai sinh, xác định quyền nuôi và trợ cấp đối với con cái, xét nghiệm ADN để thực hiện quyền chia tài sản, thừa kế.
YêuCuộc xét nghiệm ADN thai nhi giữa đêm và sự bao dung của người vợTheo VTCXem link gốcẨn link gốc https://vtcnews.vn/dua-3-nguoi-dan-ong-xet-nghiem-adn-co-gai-van-khong-tim-duoc-cha-cho-con-ar858364.html?fbclid=IwAR1DaQuQZHT1yJXNbX7qz68v37RjEyX77i-7h1ov0jtD98CE6u70x4yv654 Chia sẻ