Năm 2022 chứng kiến thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt. Để thị trường phát triển, nhiều chuyên gia cho rằng doanh nghiệp bảo hiểm cần đa dạng hóa sản phẩm, đưa kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng trở về đúng nghĩa.
TTO - Năm 2022 chứng kiến thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt. Để thị trường phát triển, nhiều chuyên gia cho rằng doanh nghiệp bảo hiểm cần đa dạng hóa sản phẩm, đưa kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng trở về đúng nghĩa.
Buổi cập nhật thông tin về thị trường bảo hiểm Việt Nam diễn ra theo hình thức trực tuyến và trực tiếp - Ảnh: BÔNG MAI
Tại buổi cập nhật thông tin về thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam ngày 7-6, ông Ngô Trung Dũng - phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) - cho biết nhiều năm qua thị trường đã có bước tăng trưởng vượt bậc, nhưng gần đây đã giảm nhiệt.Cụ thể,10 năm trước doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ toàn thị trường chỉ quanh mốc 18.400 tỉ đồng, song đến năm 2021 đã vươn lên 160.000 tỉ đồng - tăng gần 9 lần.Tuy nhiên, bướcqua bốn tháng đầu năm 2022,toàn thị trường khai thác mới được khoảng 926.000 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, giảm khoảng 23% so với cùng kỳ năm trước.Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới trong bốn tháng đầu năm đạt khoảng 15.000 tỉ đồng, giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm trước (số liệu mới nhất).
Manulife, Bảo Việt, AIA, Prudential và Dai-ichi là năm doanh nghiệp đứng đầu ngành bảo hiểm nhân thọ, so kè về số hợp đồng bảo hiểm lẫn doanh thu phí khai thác mới.
Ông Dũng nhận định sau bước tăng trưởng dài (25-30%/năm),thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong năm 2022 dự kiến giảm mức tăng trưởng hằng năm xuống còn khoảng 17%. Vì ởthị trường lân cận như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc... mức tăng 3-5% được xem là hài lòng, nên trường hợp con số tăng trưởng hằng năm 10%trong thời gian tớitại nước ta"vẫn hấp dẫn".Về bức tranh thị trường bảo hiểm nhân thọ trong những năm tới, ông Dũng cho rằng vẫn có nhiều động lực để phát triển, bởiđến cuối năm 2021 ước tính chỉ có khoảng 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ.Ngoài ra, thị trường còn được nhiều yếu tố thúc đẩy, như Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) sắp ban hành,kỳ vọngGDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD, tầng lớp trung lưu gia tăng,phát triểnứng dụng công nghệ vào bảo hiểm...Tại buổi thảo luận, ông Dũng cũng đề cập thời gian qua kênh bánbảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng (bancassurance) đangtrở thành kênh quan trọng không chỉ ở thị trường Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, mang đến hiệu quả cao.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại tình trạng đội ngũ tư vấn bảo hiểm ở các ngân hàng đã tư vấn không đúng nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn trường hợp khách có nhu cầu vay vốn, tức đang thiếu tiền, nhưng lại tư vấn tham gia bảo hiểm đầu tư. Những bất cập khiến khách hàng miễn cưỡng mua, mua một thời gian rồi hủy.
Do đó, bên cạnh việc cơ quan quản lý ra chỉ đạochấn chỉnh, bản thân doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần kiểm soát tốt để kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng trở lại đúng nghĩa, không gây ra phản cảm, mang đến lợi ích thiết thực.Ông Sang Lee - CEO Manulife Việt Nam - cũng nhận địnhngười bán bảo hiểm nhân thọ tại ngân hàng cần phải có kiến thức tư vấn, để khách hàng hiểu được thông tin cần thiết, từ đó mới đưa ra quyết định mua bảo hiểm phù hợp.Một trong những giải pháp đang triển khai để kiểm soát chất lượng tư vấn là khikhách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm thông qua kênh ngân hàng, công ty bảo hiểm sẽ gọi xác nhận để biết khách hàng đã thực sự hiểu sản phẩm sắp mua chưa, chứ không vội cấp hợp đồng ngay.Bên cạnh đó, để phát triển ngành bảo hiểm, theo ông Dũng, ngoàiviệc chi trả cọc tiền lớn cho khách hàng gặp rủi ro tai nạn, tử vong hoặc hoàn tiền khi hoàn tất thời hạn hợp đồng (thường khi khách đã lớn tuổi), doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần đưa ra các sản phẩm mới để khách có thể tiêu được tiền bảo hiểm nhiều hơn, như cung cấp quyền lợi chăm sóc sức khỏe tại nhà, hộ lý, chăm sóc tại viện dưỡng lão…Mặc dù thị trường bảo hiểm gặp thách thức trong thời gian tới, nhưng ông Sang Lee cho rằng doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể trở thành "cánh diều ngược gió".Trong khi nhu cầu bảo hiểm nhân thọ chưa được đáp ứng của Việt Nam lên tới 1.770 tỉ USD (2021, theo tổ chức Swiss Re).Ngân hàng nào còn dư địa từ hợp đồng độc quyền bảo hiểm?
Trong khi nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) và ghi nhận khoản phí trả trước "khủng" từ thương vụ độc quyền thì vẫn còn một số ngân hàng vẫn đang trong quá trình “kén rể”.
BÔNG MAI