Đầu tháng 7/2024, công ty con của Trung Nam Group chuyển nhượng toàn bộ 19,9 triệu cổ phần Điện Mặt trời Trung Nam cho công ty con của ACIT và ông Nguyễn Thanh Bình.
Nhằm phục vụ điều tra vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Bộ Công thương và các tỉnh, thành phố, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp thông tin, tài liệu về 32 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời tại nhiều địa phương...
Trong số các dự án bị điều tra, dự án có công suất lớn nhất là dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam với tổng công suất 450 MW, do Trungnam Group làm chủ đầu tư với với tổng chi phí xây dựng là 12.000 tỷ đồng.
Các dự án liên quan Trung Nam danh danh sách còn có Trung Nam - Thuận Bắc, Điện gió Ea Nam.
Dự án Nhà máy điện gió Ea Nam Đắk Lắk với tổng công suất 400 MW, hoàn thành trong năm 2021. Trung Nam Group cho biết tổng mức đầu tư dự án trên 16.500 tỷ đồng.Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Bắc cũng do Trung Nam Group đầu tư nhưng hiện nhiều khả năng không còn nắm kiểm soát dự án này.
Tổ hợp nhà máy Điện Mặt trời Trung Nam. (Ảnh: Trung Nam Group). |
Mối quan hệ giữa Trung Nam vàACIT
Theo tìm hiểu, Trung Nam Group được thành lập từ năm 2004, trải qua hàng chục năm hoạt động với hệ sinh thái đa ngành nghề gồm 5 lĩnh vực hoạt động: Năng lượng, hạ tầng, xây dựng, bất động sản, công nghiệp thông tin điện tử. Tuy nhiên, năng lượng là mảng kinh doanh chính của Trung Nam Group.
Theo Vietnamnet, khoảng 2 năm qua, Trung Nam Group và các doanh nghiệp thành viên gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, liên tục xin gia hạn, chậm trả nợ trái phiếu liên quan các dự án năng lượng tái tạo. Kết quả kinh doanh có phần sa sút.
Gần đây, Trung Nam Group đã bán quyền kiểm soát tại dự án điện mặt trời được xem sẽ là "gà đẻ trứng vàng" cho đối tác quen.
Cụ thể, vào đầu tháng 7 vừa qua, Trung Nam Group đã công bố thông tin về việc chuyển nhượng quyền kiểm soát tại Điện Mặt trời Trung Nam, bán 19,9 triệu cổ phần tại doanh nghiệp này.
Công ty CP Năng lượng tái tạo Trung Nam (công ty con của Trung Nam Group) đã chuyển nhượng toàn bộ 19,9 triệu cổ phần Điện Mặt trời Trung Nam cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Năng lượng tái tạo Á Châu (nhận 18 triệu cổ phần) và ông Nguyễn Thanh Bình, người vừa lên làm Chủ tịch HĐQT của CTCP Điện Mặt trời Trung Nam (nhận 1,9 triệu cổ phần)…
Năng lượng tái Tạo Á Châu và ông Nguyễn Thanh Bình sẽ trở thành bên đảm bảo cho 12 gói trái phiếu trị giá 1.900 tỷ đồng (đáo hạn từ 2026-2028).
Đầu tư và Phát triển Năng lượng tái tạo Á Châu là công ty con của Công ty CP Kỹ thuật Công nghiệp Á Châu (ACIT). ACIT trước đó đã sở hữu 49% cổ phần của Nhà máy Điện Mặt trời Trung Nam.
Bởi vậy, với việc ACIT nhận chuyển nhượng thêm cổ phần, nhiều khả năng Trung Nam Group đã mất quyền kiểm soát Điện Mặt trời Trung Nam.
Tiền lực ACIT ra sao?Được biết, ACIT được thành lập ngày 21/11/2006, với ngành nghề chính là sản xuất tủ điện cao, hạ thế, xà điện, cột điện cao thế.Ông Phạm Đình Thắng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc doanh nghiệp này.
Theo Báo Giao thông, từ mức 17,5 tỷ đồng năm 2015, vốn điều lệ của ACIT đã tăng mạnh lên 525,9 tỷ đồng tháng 9/2020, rồi 2.025,9 tỷ đồng cuối tháng 1/2021. Đến nay, doanh nghiệp này đã đạt mức vốn là 2.800 tỷ đồng.
Song song với quá trình tăng vốn, ACIT cũng dần lấn sân sang vai trò nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tiêu biểu trong đó phải kể đến thương vụ mua 49% cổ phần dự án của Trung Nam hay dự án điện mặt trời Bầu Zôn từ Trường Thịnh Group.
Dự án Bầu Zôn có quy mô 29 ha tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, với công suất nhà máy hơn 25 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng. Nhà máy chính thức vận hành thương mại (COD) vào ngày 5/8/2020.
ACIT có 3 nhà máy sản xuất thiết bị điện gồm Quất Động số 1 - 2 đặt tại Thường Tín, Hà Nội và nhà máy Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội.
Đối với tình hình kinh doanh, năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của ACIT lần lượt đạt 1.294 tỷ đồng và 1.967 tỷ đồng. Dù vậy, lợi nhuận tương ứng chỉ ở mức 5,7 tỷ đồng và 7,56 tỷ đồng.
Năm 2018, doanh thu của ACIT là 2.055 tỷ đồng. Năm 2019, ACIT bất ngờ báo lỗ gần 23 tỷ đồng, trong khi doanh thu vẫn tăng trưởng lên 2.601 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2020 đến 2022, doanh thu bình quân của ACIT đã đạt tới 4.529 tỷ đồng.
Khánh Hoài (tổng hợp)Sự kiện: DOANH NGHIỆP VIỆT NAM