Từ 18h ngày 21/2 đến 6h ngày 22/2, nước ta chưa phát hiện thêm ca mắc Covid-19. Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục rà soát triệt để người đến từ các khu vực có dịch, các trường hợp F1, nhập cảnh trái phép.
Từ 18h ngày 21/2 đến 6h ngày 22/2, nước ta chưa phát hiện thêm ca mắc Covid-19. Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục rà soát triệt để người đến từ các khu vực có dịch, các trường hợp F1, nhập cảnh trái phép.
Như vậy, tính đến 6h ngày 22/2, Việt Nam có tổng cộng 1484 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 791 ca. Tính đến nay nước ta có 2383 bệnh nhân Covid-19, 35 trường hợp tử vong.
Cả nước hiện có 120.827 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly), trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 588
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.984
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 107.255.
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19:
- Số ca âm tính với SARS-CoV-2:
+ Lần 1: 69
+ Lần 2: 39
+ Lần 3: 55
- Số ca tử vong: 35 ca.
- Số ca điều trị khỏi: 1.717 ca.
Từ ngày 25/1 đến nay, nước ta đã ghi nhận 791 trường hợp mắc trong nước tại 13 tỉnh, thành phố gồm Hải Dương (611), Quảng Ninh (60), Hồ Chí Minh (36), Hà Nội (34), Gia Lai (27), Bình Dương (6), Bắc Ninh (5), Điện Biên (3), Hưng Yên (3), Hòa Bình (2), Bắc Giang (2), Hải Phòng (1), Hà Giang (1).
Bộ Y tế yêu cầu ngành Y tế tỉnh Hải Dương lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với các lái xe vận chuyển hàng hóa; hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện một số nội dung liên quan đến xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động.
Đồng thời, Bộ cũng tiếp tục chỉ đạo rà soát triệt để các trường hợp đi về từ khu vực có dịch, các trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh, các trường hợp nhập cảnh trái phép qua biên giới; thực hiện việc truy vết thần tốc, khoang vùng dập dịch triệt để, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm trên diện rộng và yêu cầu thực hiện nghiêm việc cách ly, giám sát y tế theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Người dân cần hiện nghiêm yêu cầu 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, không tụ tập đông người. Các địa phương cần chỉ đạo thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng chống dịch tại công sở, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất đảm bảo an toàn khi làm việc; tăng cường việc thanh tra, kiểm tra và yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bắc Mỹ và châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của dịch
Đến nay thế giới ghi nhận 111.691.527 ca và 2.473.311 trường hợp tử vong do Covid-19 tại 221 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó có hơn 86,8 triệu trường hợp đã hồi phục, tương đương tỷ lệ khỏi bệnh gần 77,8%.
Mỹ là quốc gia chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh với hơn 28,7 triệu trường hợp mắc và hơn 500.000 trường hợp tử vong, tuy nhiên quốc gia này có dấu hiệu tích cực khi trong 2 tuần qua ghi nhận số ca mắc trung bình hàng ngày dưới 100.000 người. Ấn Độ là quốc gia đứng thứ hai với 10.991.651 ca nhiễm (156.339 trường hợp tử vong). Tiếp theo là Brazil với 246.006 trường hợp tử vong trong số 10.139.148 ca nhiễm.
Tình hình dịch tại các khu vực, Bắc Mỹ và châu Âu bị ảnh hưởng nhiều nhất, hiện đã ghi nhận lần lượt hơn 32 triệu ca tại mỗi khu vực. Tiếp đến là châu Á có hơn 24 triệu ca và Nam Mỹ với hơn 17 triệu ca.
Tại châu Âu, Nga đang là điểm nóng với tổng cộng hơn 4,1 triệu ca nhiễm. Số ca nhiễm tại Anh cũng sít soát Nga, nhưng số ca tử vong cao hơn với khoảng 120 nghìn ca so với hơn 83 nghìn ca tử vong tại Nga. Pháp và Tây Ban Nha đều đã ghi nhận hơn 3,1 triệu ca nhiễm trong khi Italy và Đức hơn 2,3 triệu ca. Các nước Ba Lan, Ukraine, CH Séc và Hà Lan đều có hơn 1 triệu ca nhiễm.
Trong 24 giờ qua, tại Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong cao nhất khi ghi nhận thêm hơn 7,3 nghìn ca và 173 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên lần lượt 1.278.653 ca và 34.489 ca. Philippines đứng thứ hai khu vực, sau đó là Malaysia.
Nam Phương