Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, từ năm 2021, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, từ năm 2021, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, Điều 112 về nghỉ lễ, Tết của Bộ luật Lao động 2019, người lao động cũng được nghỉ làm việc mà vẫn hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết gồm: Tết Dương lịch 1 ngày; Tết Âm lịch 5 ngày; Ngày Chiến thắng 30/4 là 1 ngày; Ngày Quốc tế lao động (1/5 dương lịch) 1 ngày; Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày và ngày Quốc khánh 2 ngày. Như vậy, bắt đầu từ năm 2021 trở đi người lao động sẽ có 2 ngày nghỉ dịp Quốc khánh.
Riêng lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ.
Người lao động được thưởng bằng tiền hoặc tài sản
Căn cứ quy định tại Điều 104, Bộ luật Lao động năm 2019 thì thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Bộ luật Lao động hiện hành chỉ quy định về tiền thưởng.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Phải đền bù cho người lao động nếu chậm trả lương
Theo Điều 97, Bộ luật Lao động 2019, trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn cho người lao động thì không được chậm quá 30 ngày.
Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Có thể nghỉ việc ngay không cần báo trước
Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước cho người sử dụng lao động nếu không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019. Hiện nay, người lao động nghỉ việc phải báo trước 3 ngày.
Xem thêm: Thông tin mới nhất, tin nóng nhất trong ngày