Vitamin E là một chất dinh dưỡng quan trọng, đồng thời cũng là chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể, nhưng ai không nên dùng loại vitamin này?
1. Vitamin E có tác dụng phụ không?
- Khi dùng bằng đường uống: Vitamin E có thể an toàn khi dùng với liều khuyến cáo. Nguy cơ tác dụng phụ tăng lên khi dùng liều cao hơn. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, mệt mỏi, nhức đầu và chảy máu…
- Khi thoa lên da: Vitamin E có thể an toàn cho hầu hết mọi người.- Khi hít phải: Vitamin E có thể không an toàn. Việc sử dụng thuốc lá điện tử và các sản phẩm vaping khác có chứa vitamin E acetate, có liên quan đến tổn thương phổi nghiêm trọng ở một số người.
Theo Drugs, nhận trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn có dấu hiệu phản ứng dị ứng với vitamin E như: Nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng...
Sử dụng liều cao có thể làm tăng nguy cơ mắc một số tác dụng phụ và có thể nghiêm trọng:
- Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu (chảy máu cam, chảy máu nướu răng), chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu không ngừng.
- Vấn đề về tim, triệu chứng đau tim – đau ngực hoặc tức ngực, đau lan đến hàm hoặc vai.
- Phù, tăng cân nhanh.
- Cảm thấy khó thở.
- Buồn nôn, đổ mồ hôi.
- Hoặc yếu đột ngột (đặc biệt là ở một bên cơ thể), nhức đầu dữ dội, các vấn đề về giọng nói hoặc thị giác.
Cần cấp cứu kịp thời khi có các dấu hiệu trên.
- Người mang thai và cho con bú: Không tự ý bổ sung vitamin E, vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi và em bé bú mẹ ở những giai đoạn nhất định. Chỉ bổ sung vitamin E khi có chỉ định của bác sĩ và không dùng quá liều khuyến nghị.
- Trẻ em: Không tự ý bổ sung vitamin E và không dùng quá liều khuyến cáo dành cho trẻ em.- Người bị rối loạn chảy máu: Vitamin E có thể làm tình trạng rối loạn chảy máu trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn bị rối loạn chảy máu, hãy tránh bổ sung vitamin E.- Người bệnh tim: Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở những người có tiền sử bệnh tim. Do đó, những người có tiền sử bệnh tim chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và tránh dùng quá liều khuyến cáo.- Người bệnh đái tháo đường: Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ suy tim ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Những người bệnh này chỉ bổ sung theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết.- Người bệnh ung thư đầu và cổ: Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ ung thư này tái phát. Tốt nhất chỉ bổ sung qua thực phẩm. Chỉ bổ sung khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.- Người loãng xương: Tập thể dục phù hợp giúp cải thiện sức mạnh của xương ở những người bị loãng xương. Nếu dùng liều cao vitamin E và vitamin C cùng với tập thể dục, có thể làm giảm hiệu quả của việc tập thể dục đối với sức khỏe của xương.- Người ung thư tuyến tiền liệt: Tác dụng của vitamin E ở những người hiện mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt chưa rõ ràng, nhưng nó có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.- Người có bệnh về mắt cụ thể: Viêm võng mạc sắc tố là một bệnh về mắt di truyền gây ra thị lực kém vào ban đêm và mất thị lực một bên. Vitamin E tổng hợp 400 IU, dường như làm tăng tốc độ mất thị lực ở những người mắc bệnh này. Nếu bạn mắc phải tình trạng này, tốt nhất nên tránh bổ sung vitamin E.- Người đột quỵ: Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở một số người có tiền sử đột quỵ. Những người có tiền sử đột quỵ nên tránh dùng liều vitamin E lớn hơn 400 IU mỗi ngày.- Người chuẩn bị phẫu thuật: Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật. Ngừng sử dụng chất bổ sung vitamin E ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.