Trang Chủ / Đời Sống / Tập tục “con kế thừa vợ của cha, em trai kế thừa chị dâu” của người Hung Nô có được coi là một tập tục xấu không?

Tập tục “con kế thừa vợ của cha, em trai kế thừa chị dâu” của người Hung Nô có được coi là một tập tục xấu không?

Đời Sống

Nhìn từ phương diện văn minh và luân lý, “kế thừa thê tử” tuyệt đối là một tập tục xấu. Hiện nay, trong một vài bộ lạc chưa được khai hóa vẫn còn tồn tại tập tục tương tự như vậy, những quốc gia đã gia nhập xã hội văn hóa thì cơ bản đều không còn tồn tại hiện tượng này nữa rồi.

Đối với dân tộc du mục thời cổ đại mà nói, họ sống dưới một thể chế xã hội đặc biệt, xuất hiện chế độ kế thừa như thế này cũng được coi là một sự phát triển của văn hóa. Tuy chế độ kế thừa như thế quá ác độc và thô tục, nhưng xét từ một góc độ khác, cũng là một phương thức thừa kế tài sản và vật chất. Đều là vì lưu giữ đời sau của bộ lạc đảm bảo sự phát triển của bộ lạc. Nói tóm lại, chúng ta có thể tổng kết tập tục này như là việc thiếu thốn vật chất và do quan niệm văn hóa lạc hậu của con người tạo nên.

Chế độ kế thừa của dân tộc du mục có thể nhìn ra từ trong vụ việc của Vương Chiêu Quân. Vương Chiêu Quân với thân phận công chúa được gả tới Tây Vực, lần lượt gả cho 3 cha con thủ lĩnh. Tuy trong mắt người Hán thời ấy, đây là một việc cực kỳ ác độc và thô tục, nhưng đối với người dân du mục mà nói thì việc Vương Chiêu Quân được lần lượt gả cho 3 cha con là chuyện quá bình thường.

 

Nguyên nhân thứ nhất dẫn đến hiện tượng này chính là do năng lực sản xuất của nền văn minh du mục khá lạc hậu. Tuy vùng trung nguyên đã bước vào thời đại văn minh trồng trọt nhưng những dân tộc thiểu số khi ấy đa số đều vẫn duy trì nền văn minh du mục. Cả hai chế độ xã hội tồn tại sự khác biệt to lớn về bản chất.

Văn minh trồng trọt có thể thu được tư liệu sản xuất xã hội ổn định hơn, đồng thời có thể tích lũy tư liệu sản xuất bằng một phương pháp nhất định còn nền văn minh du mục đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân tới việc thu hoạch vật liệu tư liệu sản xuất. Họ rất khó có thể thu hoạch và tích lũy tư liệu sản xuất, đa số đều là tiêu hao một cách nhanh chóng và có thời hạn ngắn.

Có lẽ sẽ có người nói rằng, dân tộc du mục nắm trong tay vùng thảo nguyên rộng lớn, nuôi trâu bò, dê, cừu còn thực phẩm của họ cũng chủ yếu là thịt dê. Chính vì thế những người dân du mục sẽ có thể thu hoạch được nhiều protein hơn, cuộc sống cũng sẽ thoải mái hơn. Còn nền văn hóa trồng trọt chủ yếu là ăn những nông sản mà mình sản xuất ra, điều kiện sống cũng không thể bằng dân tộc du mục được.

Đó chỉ đúng trong trường hợp vật chất tuyệt đối phong phú. Nhưng trên thực tế, vật chất của dân tộc du mục không hề phong phú. Trong khi đó, người dân trong nền văn minh trồng trọt tuy vật chất cũng không phải giàu có nhưng ít nhất là không thiếu.

Thời nhà Hán, nền văn minh trồng trọt đã tiến vào một thời kỳ phát triển mạnh. Khi ấy, người dân nhà Hán đã có những mảnh ruộng màu mỡ, hơn nữa họ cũng đã nắm trong tay kỹ thuật trồng trọt nhất định, thông qua sản xuất trồng trọt, phương thức thu hoạch tư liệu sinh tồn cơ bản cũng đã ổn định hơn. Bình thường, 1 nhà 3 người nếu như được chia cho 30 mẫu (1 mẫu thời đó bằng 1/15 hecta) ruộng thì cơ bản sẽ không bị đói, một năm tích lũy lại còn có thể có chút lợi nhuận dư thừa.

Nền văn minh trồng trọt còn có thể thông qua một cách thức nhất định để chống chọi lại những thiên tai, nâng cao tính ổn định thụ hoạch tư liệu sinh tồn. Ví dụ như làm hệ thống đê mương dẫn nước từ ngoài bờ sông vào trong đồng ruộng để đảm bảo bội thu lương thực. Cho dù là trong năm có xuất hiện thiên tai thì người dân vẫn có thể dựa vào số lương thực trước kia đã dự trữ để sinh tồn, sống cuộc sống ấm no, ít nhất là không bị chết đói.

Nếu như người dân thực sự không còn gì để ăn nữa thì quan phủ sẽ hỗ trợ người dân sống sót qua thiên tai bằng việc phân phát lương thực. Thế nên, nền văn minh trồng trọt chính là tư liệu sản xuất và tư liệu sinh tồn có tính phân chia, điều tiết. Phương thức thu hoạch tư liệu sản xuất của dân tộc du mục thì lại khá sơ sài. Những người từng học sinh vật chắc sẽ biết, khi năng lượng của thế giới tự nhiên truyền đi, những khâu ở giữa sẽ càng nhiều, cuối cùng hiệu xuất truyền tải cũng sẽ bị thấp đi.

Những khu vực mà người dân du mực sinh hoạt do khí hậu hoặc địa lý nên mỗi năm nguồn năng lượng sản xuất có thể thu hoạch được từ thế giới tự nhiên sẽ kém hơn của khu vực trung nguyên đất đai màu mỡ phì nhiêu. Họ thông qua phương thức nuôi trâu bò, dê, cừu để thu hoạch năng lượng tư thế giới thiên nhiên một cách gián tiếp, hiệu suất truyền đạt năng lượng tổng thể sẽ thấp hơn nền văn minh trồng trọt, cùng là một mảnh đất, nền văn minh trồng trọt sẽ nuôi sống con người dễ dàng hơn nền văn minh du mục.

Chính vì thế, những khu vực sinh hoạt của dân tộc du mục đa số đều trong trạng thái đất rộng, thưa người. Người dân du mực chăn thả súc vật trên thảo nguyên khác với việc người dân ở vùng trung nguyên trồng trọt. Miếng cơm của người dân du mục hoàn toàn phụ thuộc vào ông trời, nếu như trong năm có thiên tai gì thì cỏ trên thảo nguyên nếu không sinh trưởng và phát triển thì đương nhiên rất khó có thể chăn nuôi dê, bò được. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu lương thực của người dân.

Nếu như xuất hiện bệnh dịch có tính truyền nhiễm dẫn đến tình trạng vật nuôi chết với số lượng lớn, vậy thì sự ảnh hưởng mà nó mang lại sẽ là tính hủy diệt nghiêm trọng đối với người dân tộc du mục. Cũng chính bởi chịu ảnh hưởng từ những nguyên nhân này, những dân tộc du mục luôn nhòm ngó muốn thôn tính lương thực phong phú, giàu có của vùng trung nguyên. Cũng từ việc thiếu thốn lương thực, tư liệu sản xuất và sinh tồn nên mới khiến họ sản sinh ra một giá trị quan về vật chất rất đặc biệt.

Giá trị quan vật chất này phản ánh trên mọi phương diện trong cuộc sống của họ, và kế thừa vợ là một trong số đó. Trong suy nghĩ của những người dân tộc du mục thời ấy, một người phụ nữ cũng là một tài sản vật chất đặc biệt. Vì phụ nữ ngoài việc có thể sinh con cái còn có thể chăn nuôi gia súc, làm việc nhà. Trong mắt của những người đàn ông du mục thì những người phụ nữ ấy đều được dùng dê và trâu bò đổi lấy được, vì thế những người này đều là vật chất có giá trị, những thứ có giá trị thì cũng cần được kế thừa.

Thế nên, những vị trưởng bối trong các dân tộc du mục sau khi qua đời, vợ của họ cũng sẽ là một tài sản để người đời sau kế thừa. Khi những dân tộc du mục này kế thừa cũng có những quan điểm luân lý nhất định. Thông thường thì là con trai sẽ kế thừa vợ nhỏ của cha, tuyệt đối sẽ không kế thừa mẹ ruột của mình. Tương tự, sau khi anh trai qua đời, em trai cũng sẽ kế thừa chị dâu.

Thực ra kế thừa phụ nữ cũng là để đảm bảo tư liệu sinh tồn, vì nếu như sau khi người đàn ông đó qua đời mà để những người phụ nữ này về quê nhà thì họ cũng sẽ mang theo một lượng tư liệu sinh tồn nhất định. Vì thế chế độ kế thừa vợ này cũng là một cách để bảo vệ tài sản cho gia tộc. Thêm vào đó, cũng là một cách đảm bảo huyết thống được thuần chính và sự mở rộng của bộ lạc.

Giống như bên trên đã nói, cách thức mà nền văn minh du mục thu hoạch tư liệu sản xuất cực kỳ không ổn định. Nếu như sau khi một người đàn ông qua đời, một người phụ nữ mang theo con mất đi sự hỗ trợ của gia tộc thì cô nhi quả mẫu sẽ khó mà có thể sinh tồn trong môi trường như thế. Dân tộc du mục cực kỳ chú trọng một quan niệm huyết thống, nếu như một người phụ nữ đem theo con của chồng trước đi cải giá thì người chồng mới sẽ không bao giờ đồng ý nuôi dưỡng con riêng của vợ mình.

Vì thế, con cái chỉ có thể để lại cho gia tộc chồng cũ nuôi dưỡng, khi điều kiện vật chất đầy đủ, có lẽ gia tộc đó sẽ đồng ý nuôi dưỡng đứa bé nhưng nếu như trong năm gặp phải thiên tai, đứa trẻ có lẽ chỉ có thể bị đuổi ra khỏi nhà. Vậy thì cũng không có lợi cho sự phát triển và mở rộng của bộ lạc. Khi những người đàn ông kế thừa vợ trong gia tộc thì cũng sẽ phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm sóc cho người con mà người vợ đó mang theo. Việc kế thừa vợ cũng trở thành một cách bắt buộc để họ có thể duy trì phát triển dân số.

Còn người Hán, mức độ thiếu thốn lương thực và vật chất của họ không tới mức như vậy. Hơn nữa, văn hóa của người Hán cũng tiên tiến hơn, hiểu được các luân thường đạo lý, đương nhiên sẽ không thể xuất hiện chuyện kế thừa vợ như thế này. Chế độ kế thừa vợ của các dân tộc thiểu số cho tới thời Minh vẫn còn tồn tại, khi ấy Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cảm thấy đây là một tục lệ xấu nên đã hạ lệnh loại bỏ chế độ này.

Nguồn:

Tập tục “con kế thừa vợ của cha, em trai kế thừa chị dâu” của người Hung Nô có được coi là một tập tục xấu không? - Đời Sống